Bài viết này có thể giúp bạn nhận ra 1 điều thú vị nào đó khi đưa ra quyết định
Việc đưa ra quyết định hầu như diễn ra vào mọi lúc trong cuộc sống. Sáng mai mình nên ăn điểm tâm bún bò hay cơm tấm? Tuần này có nên đi gym vào thứ 7 không? Crush đồng ý thì nên rủ đi ăn hay đi cà phê sẽ thoải mái hơn ta? Nếu nhìn nhận rằng việc thường xuyên cân nhắc những chọn lựa như trên là 1 dạng kĩ năng, chắc hẳn tụi mình có thể được ghi nhận là professional decision maker. Just kidding.
Decision making process – hoặc hiểu theo cách dài dòng hơn là những điều diễn ra trong tư duy khi chúng ta đưa ra quyết định. Còn nếu đặt vào bối cảnh khoa học, đây là 1 dạng cognitive process, quá trình liên quan đến nhận thức & hiểu biết, giúp đánh giá nhiều bối cảnh, lợi ích & tầm ảnh hưởng giữa các phương án.
Nếu mọi quyết định có thể đơn giản như ăn sáng với bún bò hay cơm tấm thì cuộc sống chắc dễ dàng hơn nhiều. Còn nếu việc ăn bún bò cơm tấm được đặt ở khía cạnh kinh tế vĩ mô, vận hành chuỗi cung ứng, chiều sâu lịch sử hay văn hóa-ẩm thực, thì mình sẽ nhịn ăn sáng để bớt đau đầu. Đùa tí thôi, thật ra đó là ví dụ để chúng ta dễ hình dung rằng những sự lựa chọn sẽ chịu tác động chi phối bởi ti tỉ bối cảnh với các cấp độ khác nhau. One size fits all không áp dụng trong decision-making process.
Những quyết định bắt nguồn từ nhu cầu tìm kiếm, cần giải quyết hay thực hiện hóa 1 mục tiêu (objective) dù to hay nhỏ. Và hầu hết cuộc sống của chúng ta đều được tạo nên từ những sự lựa chọn ấy. Thế nhưng, không phải lúc nào mình cũng có sự đầu tư về thời gian & nỗ lực 1 cách đúng đắn cho quyết định của mình. Có 1 điều thú vị là chúng ta dành nhiều thời gian để lựa chọn phim trên Netflix nhiều hơn là suy nghĩ về những quyết định lớn lao, có tầm ảnh hưởng lâu dài, chẳng hạn như công việc mình muốn làm, hay đâu là giá trị cuộc sống mình theo đuổi.
Không sao cả. Bạn cũng đừng buồn lòng nếu chưa tìm kiếm được câu trả lời hay thấy tiếc nuối vì bỏ qua 1 sự lựa chọn nào đó. Sự hay ho nằm ở những trải nghiệm & cách tụi mình nhận lấy bài học của chính mình. Jeff Bezos – nhà sáng lập Amazon đã có 1 nhận định có thể giúp chúng ta tích cực & lạc quan hơn. Quan điểm của Jeff Bezos cho rằng có 2 loại quyết định trong cuộc sống: có thể thay đổi được (reversible) & không thay đổi được (irreversible). Thử hình dung những quyết định như 1 cánh cửa, nếu có thể mở từ 2 phía thì đó là reversible decision và ngược lại, irreversible decision tương tự cửa chỉ mở được 1 chiều. Bạn hãy thử ngẫm nghĩ xem, có phải hầu hết lựa chọn trong đời đều là reversible-có thể thay đổi được & chỉ có phần nhỏ là sẽ không thể thay đổi lại? Nếu vì 1 lí do nào đó, mình nhận ra không phù hợp với công việc, ngành học hay những mối hệ xung quanh, chúng ta đều có thể thay đổi, đưa ra những sự lựa chọn khác đi.
Nhưng làm lại (undo) hay chuyển định hướng cũng sẽ tốn 1 phần thời gian & không ít nỗ lực. Vậy tụi mình nên làm thế nào để đỡ đi sai đường? Decision-making là 1 sự suy đoán, dựa trên dữ kiện, xác suất & hiểu biết để chúng ta gia tăng khả năng thành công. Sự thật là “We don’t know what we don’t know”, điều tụi mình biết khá nhỏ bé so với thế giới bao la ngoài kia. Thế nên, không ngừng trải nghiệm & khai mở những nguồn lực – resources sẽ giúp mình tối ưu hóa những quyết định quan trọng. Khi xây dựng The Inside Talk, tụi mình tin rằng câu chuyện, chia sẻ từ các khách mời sẽ phần nào gợi mở, như 1 mảnh ghép đang còn thiếu cho những quyết định của bạn.
Hi vọng bài viết giúp bạn thêm tự tin & vững vàng khi giải đáp những mục tiêu ở phía trước.